Nước là nguồn tài nguyên vô giá nhưng không vô tận, chính vì thế tiết kiệm nước luôn luôn rất cần thiết ngay cả ở những nơi có nguồn nước dồi dào. Ngoài việc tiết kiệm chi tiêu trong gia đình, tiết kiệm nước còn giúp ngăn ngừa cạn kiệt nguồn nước ngầm, ngăn ngừa tiết kiệm nước ở các lưu vực. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn tiết kiệm nước.
1. KIỂM TRA RÒ RỈ
Để tiết kiệm nước, việc trước tiên bạn cần phải làm là kiểm tra hệ thống cấp nước trong nhà xem có rò rỉ hay không. Dưới đây là một số dấu hiệu hệ thống cấp nước trong nhà bạn có rò rỉ:
– Có tiếng nước chảy liên tục (Giống tiếng nước chảy trong bồn vệ sinh) mặc dù không sử dụng nước.
– Hoá đơn tiền nước leo thang mỗi tháng (so sánh giữa hoá đơn các kỳ).
– Có mùi hôi từ sàn nhà hoặc tường gần ống thoát hoặc cống rãnh.
– Đồng hồ nước vẫn quay khi không sử dụng (Ghi nhận chỉ số đồng hồ, không sử dụng nước trong vòng 1 giờ, kiểm tra lại đồng hồ, nếu chỉ số thay đổi thì có khả năng đã có rò rỉ).
– Tường hoặc sàn có những vùng bị thấm nước, ẩm hoặc ố khi không bị đổ nước.
– Cây cối phát triển không đồng đều
– Nền móng bị rạn nứt, đất sụp hoặc chạy mà không rõ lý do.
2. KHÔNG NÊN SỬ DỤNG BỒN CẦU NHƯ GẠT TÀN HAY THÙNG RÁC
Mỗi lần xả nước để dội một mẫu thuốc là thừa, giấy ăn hay mẫu rác nhỏ thì bạn đã lãng phí khoảng 20 lít nước. Vì thế hãy sử dụng thật hiệu quả mỗi lần nhấn cần gạt nước.
3. ĐẶT CHAI NHỰA HOẶC PHAO NỔI VÀO NGĂN CHỨA NƯỚC XẢ CỦA BỒN CẦU
Để giảm lượng nước lãng phí, hãy để một chai nhựa vào ngăn chứa nước xả của bồn cầu, cách xa hệ thống vận hành. Để giữ yên chai, nên để một lớp cát hoặc đá cuội dày khoảng 5cm vào trong mỗi chai nhựa, đổ nước đầy chai và vặn chặt nút. Bạn cũng có thể mua loại phao nổi rẻ tiền và đặt vào ngăn chứa nước xả. Cách này giúp tiết kiệm khoảng 40 lít nước mỗi ngày. Khi lắp đặt hệ thống mới, bạn hãy mua bồn cầu tiết kiệm nước.
4. CÁCH NHIỆT ỐNG DẪN NƯỚC
Để có nước nóng nhanh hơn và tránh lãng phí trong khi chờ nước nóng, bạn có thể cách nhiệt đường ống dẫn nước bằng các miếng bọt biển. Cách này vừa đơn giản lại không tốn kém.
5. SỬ DỤNG VÒI HOA SEN TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ
Các đầu vòi hoa sen tiết kiệm nước không tốn kém và rất dễ lắp đặt tại các hộ gia đình. Cứ một phút “nhàn rỗi” thì vòi hoa sen tiêu tốn 20 đến 45 lít nước, vì vậy hãy hạn chế xả nước tắm khi bạn xát xà phòng và kỳ cọ.
6. KHOÁ VÒI NƯỚC SAU KHI THẤM ƯỚT BÀN CHẢI
Không cần thiết để nước tiếp tục chảy trong khi bạn đánh răng. Để đánh răng, bạn hãy nhúng ướt bàn chải và hứng đầy một cốc nước để súc miệng.
7. RỬA DAO CẠO RÂU TRONG BỒN RỬA MẶT
Giữ vài cm nước trong bồn rửa mặt. Với cách này bạn có thể rửa sạch dao cạo râu như rửa dưới vòi nước chảy mà không lãng phí quá nhiều nước.
8. SỬ DỤNG MÁY GIẶT THEO CÔNG SUẤT LỚN NHẤT
Chúng ta nên sử dụng máy giặt tự động khi có đủ khối lượng theo công suất của máy để tiết kiệm nước một cách tốt nhất, nên tránh chu trình giặt cố định. Với mỗi mẻ giặt, điều chỉnh mức nước phù hợp với khối lượng quần áo cần giặt, thay thế các máy giặt quá cũ.
9. HẠN CHẾ VIỆC RỬA DƯỚI VÒI NƯỚC CHẢY
Khi rửa bát, rửa rau hay cọ đồ vật, nên hứng sẵn một chậu nước sạch. Nước rửa lần cuối có thể dùng lại vào việc khác như cọ rửa hoặc lau nhà. Chỉ rửa trực tiếp dưới vòi chảy khi thật cần thiết, trong trường hợp đó nên điều chỉnh vòi vừa đủ dùng.
10. CHỈ TƯỚI BÃI CỎ KHI CẦN THIẾT
Ngày nay, nhiều gia đình trang trí sân vườn bằng cách trồng cỏ, cách tốt nhất để biết bãi cỏ có cần tưới hay không là đi trên cỏ. Nếu cỏ bật thẳng trở lại ngay khi bạn đi khỏi thì lúc này chưa cần phải tưới nước. Nếu có nằm rạp xuống thì đã đến lúc phải tưới nước. Cỏ mọc cao hơn cũng giúp tăng cường giữ nước ở trong đất.
11. TƯỚI NƯỚC VÀO BUỔI SỚM TRONG NGÀY, TRÁNH TƯỚI NƯỚC KHI TRỜI GIÓ
Tưới nước vào sáng sớm thường tốt hơn so với lúc chiều tối vì giúp ngăn ngừa sự phát triển của nấm. Tưới nước vào lúc sáng sớm hoặc lúc chiều muộn, đều có thể giảm lượng nước thất thoát do bay hơi. Tưới nước vào buổi sớm trong ngày cũng là cách phòng tránh tốt nhất các loại ốc sên và sâu chuột hại vườn. Tránh tưới nước khi trời gió vì gió có thể thổi tạt các tia nước và làm tăng quá trình bốc hơi.
12. BỔ SUNG CÁC CHẤT HỮU CƠ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG TƯỚI NƯỚC TIẾT KIỆM CHO CÂY BỤI, THẢM HOA VÀ BÃI CỎ
Bón phân hữu cơ vào đất sẽ giúp tăng khả năng thẩm thấu của đất cũng như khả năng giữ nước. Bạn có thể dễ dàng lắp đặt một công tơ cho vòi nước để kiểm soát lượng nước tưới cần thiết. Tránh tưới quá nhiều cho cây cảnh và cây bụi, vì điều này có thể làm giảm sức đề kháng của cây và gây ra bệnh vàng lá.
13. TRỒNG CÁC LOẠI CÂY CHỊU HẠN
Nhiều loại cây bụi và cây cảnh đẹp có thể phát triển tốt mà lại cần ít nước hơn nhiều so với các loại cây khác. Thay các luống cây bao quanh vườn thân thảo lâu năm bằng các loài địa phương. Các loại cây địa phương có lẽ sẽ cần ít nước hơn và có khả năng kháng các loại sâu bệnh lâu hơn.
14. PHỦ MỘT LỚP MÙN XUNG QUANH CÂY VÀ CÂY CẢNH
Lớp mùn có thể làm chậm sự thoát hơi nước và hạn chế sự phát triển của cỏ dại. Bổ sung 5 – 10cm chất hữu cơ như phân trộn hoặc lớp mùn cứng có thể tăng khả năng giữ hơi nước của đất..
15. KHÔNG RỬA XE, SÂN HÈ BẰNG VÒI PHUN NƯỚC
Sử dụng xô xà phòng để rửa xe và chỉ dùng vòi phun nước khi tráng xe. Tốt nhất là sử dụng hệ thống rửa xe không sử dụng nước. Nên sử dụng chổi, tránh dùng vòi phun nước để dọn sạch sân hè.
Nếu bạn ý thức được rằng việc tiết kiệm nước là cần thiết, hẳn bạn sẽ có nhiều sáng kiến hơn là 15 điều gợi ý của chúng tôi. Tiết kiệm nước sẽ trở thành thói quen khi tất cả mọi người trong gia đình nhận thức được tầm quan trọng của nó, vì thế các bậc phụ huynh nên dành thời gian để dạy con cái một số cách tiết kiệm nước đơn giản trong gia đình, điều này rất có ý nghĩa và chắc chắn sẽ tạo nên sự khác biệt.
Công đoàn công ty CP nước sạch Bắc Giang tổ chức Gặp mặt, tuyên dương các cháu học sinh đạt thành tích trong học tập năm học 2023 – 2024
Ngày 21/8/2024 Tại hội trường Nhà văn hóa Liên đoàn lao động tỉnh Bắc Giang, BCH Công đoàn Công ty Cổ phần Nước sạch Bắc